Lịch sử triết học Lý_trí

Francisco de Goya, The Sleep of Reason Produces Monsters (El sueño de la razón produce monstruos), c. 1797

Một quan điểm cái mà cho rằng Lý trí tạo cho con người một vị trí quan trọng trong tự nhiên đã được tranh luận như những giải thích thiết yếu trong triêt học phương Tây và sau này là khoa học hiện đại phương Tây, bắt đầu với Hy Lạp cổ đại. Triết học có thể được mô tả như cách sống dựa trên lý trí, và các mục đích còn lại của Lý trí đã trở thành chủ đề triết học từ thời cổ đại. Lý trí thường được gọi là 1 phản ứng(phản xạ), hay “ self – correcting”, và các bài đánh giá về Lý trí là 1 chủ đề nhiều tranh cãi kéo dài trong triết học.[9] Nó đã được giải thích theo nhiều cách khác nhau, tại nhiều thời điểm khác nhau, bởi nhiều triết gia khác nhau

Triết học cổ điển

Với nhiều triết gia cổ điển, tự nhiên được hiểu một cách có mục đích, nghĩa là mọi sự vật đều có một mục đích cuối cùng(không thay đổi), mục đích này phù hợp với 1 sự sắp đặt tự nhiên, sự sắp đặt này được hiểu bởi bản thân nó là có những mục đích. Có lẽ bắt đầu bởi PythagorasHeraclitus, vũ trụ cũng được nói là có một nguyên nhân(Lý trí) nhất định[10]. Lý trí, trong cách hiểu này, không chỉ là tính cách(quan năng) mà nhân loại có, và tính cách ảnh hưởng đến hạnh phúc của các tính cách(quan năng) khác. Lý trí được cho là giá trị cao hơn so với các tính cách(quan năng) tự nhiên khác của con người, như 1 khả năng xã hội, nó được sử dụng cùng lúc với các quan năng tự nhiên khác, kết nối 1phần bất tử trong tâm hồn con người với sự sắp đặt vũ trụ của Chúa trời. Trong tâm hồn con người(psyche), Lý trí được Platon miêu tả như 1 vị vua người nên điều khiển  tất cả các phần còn lại, như là spiritedness(thumos) và cảm xúc. Aristotle, học trò của Platon, định nghĩa con người như là 1 động vật có lý trí, nhấn mạnh lý trí như 1 quan năng tự nhiên của con người. Aristotle đinh nghĩa rằng sự hạnh phúc lớn nhất của con người hay cuộc sống tốt đẹp (eudaimonia) - cuộc sống có sự ổn định, xuất sắc và toàn vẹn nhất  là 1 cuộc sống tuân theo Lý trí[11]

Kết luận được rút ra tử cuộc thảo luận của Aristotle và Platon về vấn đề Lý trí là 1 cuộc thảo luận trung tâm trong suốt lịch sử triết học[12]. Nhưng học thuyết tính có mục đích(teleogical) có ảnh hưởng lớn đến những người nỗ lực giải thích Lý trí theo cách dung hòa với thuyết chỉ có 1 Chúa trời(monotheism) và quan niệm về sự bất tử và quan niệm linh hồn người có nguồn gốc theo Chúa trời. Ví dụ, theo như giải thích của Plotinus về thuyết neo-Platonist, vũ trụ có 1 linh hồn, như là nguồn gốc của mọi nguyên nhân, và linh hồn của mọi cá nhân con người là 1 phần của linh hồn lớn này. Lý trí theo quan điểm của Plotinus là người chỉ dẫn cách thức hoạt động trong thế giới vật chất và là ánh sang mang những tâm hồn riêng lẻ trở về ranh giới với nguồn gốc của mình. Văn bản của neo-Platonist về phần Lý trí trong tâm hồn con người là tiêu chuẩn xung quanh nhà triết học Hồi giáo thời trung Cổ(medieval), và dưới ảnh hưởng này, trường phái Averroes, đã có sự tranh luận quyết liệt tại châu Âu cho đến tận thời kì Phục Hưng(renaissance), và nó vẫn duy trì tầm quan trọng trong triết học Iraian.

Trung tâm chủ đề Lý trí trong triết học tiền hiện đại

Triết học thời kì tiền hiện đại được đánh dấu bằng nhiều thay đổi quan trọng trong các hiểu về Lý trí, bắt đầu tại châu Âu. Một trong những thay đổi quan trọng nhất bao gồm sự thay đổi trong cách hiểu con người trong tự nhiên(metaphysic). Khoa học và các nhà triết học bắt đầu đặt câu hỏi về mục đích của thế giới(teleogical)[13]. Tự nhiên không còn được cho rằng là 1cái gì đó như loài người, có những mục đích và lý do của nó, và con người tự nhiên(Human nature) không còn được cho rằng hoạt động dựa vào Luật của tự nhiên cái mà tác động lên những vật vô tri vô giác(inanimate). Sự hiểu biết này cuối cùng đã thay thế những quan điểm trước đây cái mà đến từ sự hiểu biết linh hồn trong vũ trụ

René Descartes

Từ hiểu biết đó, trong thế kỉ 17, René Descartes đã loại bỏ hoàn toàn quan điểm truyền thống cho rằng con người là “một động vật có lý trí”, thay vào đó ông cho rằng con người không là gì khác hơn là “những vật biết suy nghĩ” nằm trong chuỗi những vật khác trong tự nhiên. Vì vậy, bất cứ tri thức nào nằm ngoài quan điểm này, đều dẫn đến sự nghi ngờ.

Trong nghiên cứu của ông về nền tảng của tất cả những kiến thức có thể hiểu được, Descartes đã dứt khoát nghi ngờ tất cả kiến thức – ngoại trừ bản thân quá trình suy nghĩ:

Tại thời điểm này, tôi thừa nhận không có một cái gì là đúng một cách tất yếu. Vì vậy, thật rõ rang, tôi không là gì ngoại trừ 1 vật có suy nghĩ; nó là 1 tâm hồn, hay 1 khả năng suy nghĩ, hay sự hiểu biết, hay Lý trí – Tất cả ý nghĩa những từ này, tôi hoàn toàn không biết trước đây[14]

Điều này cuối cùng được biết như Lý luận của tri thức(epistemological) hay "subject-centred", vì nó dựa trên chủ thể hiểu biết(knowing subject), người nhận ra phần còn lại của thế giới và chính bản thân nó như 1 loạt các đối tượng được nghiên cứu, và trở thành hiểu biết hơn bởi việc thu thập các kiến thức được tích lũy dần dần thông qua việc nghiên cứu này. Khác với cách suy nghĩ truyền thống và những nhà triết học sau ông, Descartes không chia tách linh hồn thuần túy thành nhiều phần, như là Lý trí và trí tuệ(intellect), mô tả nó như 1 thực thể đơn lẻ không thể chia tách

Nhà triết học cùng thời với Descates, Thomas Hobbes mô tả Lý trí như 1 phiên bản rộng hơn của sự “ thêm và bớt” cái mà không bị giới hạn bởi số lượng.[15] Cách hiểu này về Lý trí đôi khi được đặt tên là Lý trí “tính toán”. Tương tự như Descartes, Hobbes tuyên bố chắc chắn rằng, Không có bất kì bài diễn văn nào có thể kết luận là 1 kiến thức từ thực tế, quá khứ hay tương lai ngoại trừ “cảm giác và ký ức” là 1 kiến thức chính xác[16]

Cuối thế kỉ 17, đầu thế kỉ 18, John LockDavid Hume phát triển tư tưởng của Descartes xa hơn. Hume đưa nó đến một thuyết hoài nghi, đưa ra 1 giải thích rằng “Không có khả năng của một mối quan hệ logic về nguyên nhân và kết quả, vì vậy không có kiến thức dựa trên Lý trí thuần túy của nó[17][18]

Hume đã có phát biểu nổi tiếng rằng, “Chúng ta đã nói không chính xác và không có tính triết học khi chúng ta nói cuộc chiến của Lý trí và tình cảm. Lý trí là, và chỉ có thể là nô lệ của tình cảm, không bao giờ có thể làm một vai trò gì khác ngoài việc thực hiện và tuân theo tình cảm”.[19] Hume cũng đưa ra 1 định nghĩa về Lý trí rất khác biệt bằng cách tranh luận, khác với những người trước ông, rằng Lý trí con người không khác biệt về mặt chất lượng với việc hình thành ý kiến cá nhân đơn giản, hay từ việc đánh giá 2 ý kiến có liên quan[20], và rằng “ Lý trí không là gì ngoại trừ là một bản năng kì lạ và khó hiểu trong tâm hồn chúng ta, dẫn chúng ta đi từ tư tưởng này đến tư tưởng khác, và tự gán cho nó một bản chất đặc biệt, tùy theo những mối quan hệ và tình thế cụ thể"[21]. Một kết luận rút ra từ khẳng định này là động vật có lý trí, chỉ là ít phức tạp hơn lý trí của con người.

Vào thế kỉ thứ 18, Immanuel Kant cố chứng minh Hume sai bằng cách mô tả một cái “siêu việt”, hay “một cái tôi”, là 1 điều kiện cần thiết của tất cả kinh nghiệm. Vì vậy, theo quan điểm của Kant, dựa trên căn bản cái “tôi” này, có 1 sự tồn tại để lý luận về sự tồn tại và giới hạn của tri thức con người. Và bao lâu con người còn tôn trọng những giới hạn này, khi đó Lý trí còn có thể là phương tiện của Đạo đức, Công lý và sự hiểu biết.

Vấn đề và hình thức của lý trí

Trong những công trình của Kant, người đã viết những bài có ảnh hưởng lớn về chủ đề này, lợi ích lớn nhất của Lý trí là nó có thể được dùng để phát hiện ra những quy luật được tạo ra bởi Vũ trụ. Vì vậy, Kant có thể nghiên cứu sâu về vấn đề cơ bản của đạo đức, lý luận và Lý luận về cái đẹp, dựa trên Luật của Vũ trụ

Ở đây, Lý trí thực tiễn (Lý trí hành động) là sự tự tác động công phu từ phía vũ trụ, và Lý trí lý luận là cách mà con người thừa nhận Luật tự nhiên của vũ trụ

Dưới sự chỉ huy của Lý trí thực tiễn, đạo đức của chính cá nhân và sự tự do của cá nhân đó phụ thuộc vào cách cư xử tùy thuộc vào Luật được gửi cho họ bởi chính sức mạnh của Lý trí thực tiễn đó. Điều này trái ngược với các quy tắc đạo đức trược đây, cái mả phụ thuộc vào sự hiểu biết và cách giải thích tôn giáo, hay “Tự nhiên” dựa vào bản chất của nó

Theo Kant, trong 1 xã hội tự do mỗi cá nhân buộc phải hoàn thành mục đích của cuộc đời họ bất kể cách nào họ thấy nó phù hợp, miễn là hành động của họ tuân theo quy tắc đạo đức được tạo ra bởi Lý trí. Kant đã nghiên cứu sâu về quy tắc đạo đức này, gọi nó là “Quy tắc tuyệt đối”("categorical imperative"), cái mà đánh giá sự đúng đắn 1 hành động chỉ nếu như nó có thể được chấp nhận trong toàn thể loài người(universialized):

Hành động chỉ dựa trên những câu châm ngôn đó nhờ nó bạn có thể, tại cùng 1 thời điểm, trao lại cho thế hệ sau để nó trở thành Quy luật của Vũ trụ

Đối lập với Hume, Kant khẳng định rằng bản thân của Lý trí(Tiếng Đức là  Vernunft) có những mục đích tự nhiên của bản thân nó, là giải pháp của những vấn đề vật lý, đặc biệt là sự khám phá ra các yếu tố cơ bản của đạo đức. Kant tuyên bố rằng vấn đề này có thể được giải quyết bằng “Lý trí siêu việt” là thứ Lý trí rất khác với Lý trí trí bình thường, nó không chỉ là 1 công cụ, nó có thể được sử dụng một cách không tốt lắm, như Lý trí của Aristotle, nhưng nó là một cái lý luận khoa học đúng trong vị thế của nó và là nền tảng cho những ngành khoa học khác.

Theo Jürgen Habermas, “sự thống nhất về tầm quan trọng”("substantive unity") của Lý trí đã được thống nhất, điều này có nghĩa là nó không còn trả lời câu hỏi “Tôi nên sống như thế nào?”, thay vào đó, Lý trí buộc phải có 1 hình thức chính xác, hay “mang tính chất quy trình”(“procedural”). Vì vậy, Jürgen Habermas mô tả Lý trí như 1 nhóm 3 lĩnh vực độc lập(Dựa trên mô hình 3 bài đánh giá của Kant):

Lý trí như 1 công cụ của sự hiểu biết(Cognitive-instrumental reason): Đây là loại Lý trí được sử dụng bởi khoa học. Nó được dùng để xem xét những sự kiện, dự đoán và điều khiển ngoại cảnh, và để phát hiện và cải thiện thế giới dựa vào những giả thuyết tạo ra bởi nó;

Lý trí như đạo đức thực tiễn(Moral-practical reason): Đây là loại lý trí được dung để suy xét và thảo luận những vấn đề thuộc lĩnh vực đạo đức và chính trị dựa vào quy trình chung(Tương tự như “Quy tắc tuyệt đối” của Kant); và

Lý trí của cái đẹp(Aesthetic reason): Đây là loại Lý trí được tìm thấy trong nghệ thuật và văn chương, và bao quát toàn bộ phương pháp tiểu thuyết trong việc quan sát thế giới và giải thích những phương pháp được sử dụng

Theo Habermas, 3 lĩnh vực này là khu vực của chuyên gia, vì vậy cần được giải quyết với “thế giới sống” (lifeworld) bởi các nhà triết học. Trong việc vẽ nên bức tranh này của Lý trí, Habermas hy vọng mô tả những vấn đề của Lý trí, và vấn đề này trong xã hội tiền hiện đại đã có thể trả lời những câu hỏi về 1 cuộc sống tốt đẹp, có thể được tạo ra bởi một mô hình Lý trí

Nhận định về Lý trí

Hamann, Herder, Kant, Hegel, Kierkegaard, Nietzsche, Heidegger, Foucault, Rorty, và nhiều nhà triết học khác đã thực hiện nhiều cuộc tranh luận về định nghĩa của Lý trí, hay có thể là định nghĩa của Lý trí. Một vài nhà triết học như Kierkegaard, Nietzsche, và Rorty tỏ ra nghi ngờ về chủ đề trung tâm(subject-centred), vũ trụ hay công cụ lý trí(instrument reason), và thậm chí nghi ngờ Lý trí như 1 tổng thể. Những nhà triết học khác như Hegel, tin rằng nó đã làm rối tầm quan trọng của tính liên chủ xã hội(intersubjectivity), hay “linh hồn” trong đời sống nhân loại, và ông nỗ lực để tái cấu trúc lại mô hình của Lý trí

Một số nhà triết học khác, như là Foucault, tin rằng có rất nhiều “loại hình” Lý trí, bị bỏ quên nhưng rất cần thiết cho cuộc sống hiện đại và sự hiểu biết của chúng ta về ý nghĩa của việc sống 1 cuộc sống dựa vào Lý trí

Trong rất nhiều thập kỉ đã qua, rất nhiều thảo cuộc thảo luận đã được làm để định hướng lại (re-orient) nhận định này của Lý trí, hay để nhận ra những “giọng nói khác” hay “ những phòng mới” của Lý trí:

Ví dụ, trong sự đối lập với Lý trí trung tâm (subject-centred reason), Habermas đã đưa ra 1 mô hình Lý trí giao tiếp (communicative  reason) cái mà thấy nó như 1 hoạt động hợp tác, dựa trên sự liên chủ xã hội ngôn ngữ(linguistic intersubjective)

Nikolas Kompridis đã đề ra một góc nhìn rộng lớn về Lý trí như là “sự tập hợp những hoạt động xây dựng dự mở rộng hay tiếp tục mở rộng” trong vấn đề nhân loại, và 1 sự tập trung vào khả năng của Lý trí cho sự thay đổi của xã hội

Nhà triết học Charles Taylor, người chịu ảnh hưởng của nhà triết học Đức thế kỉ 20 Martin Heidegger, đã cho rằng Lý trí có thể bao gồm khả năng khám phá(disclosure), cái mà được kết nối với cách mà chúng ta hiểu mọi việc trong thế giới hằng ngày, như 1 “phòng” của Lý trí.

Trong tiểu luận “ Khai sáng là gì”, Michel Foucault đưa ra 1 khái niệm đánh giá dựa trên sự phân biệt cách sử dụng “cá nhân”(private) và “công cộng”(public). Sự phân biệt này, như được đề cập, có 2 phần:

Lý trí cá nhân(Private reason) là Lý trí được dùng khi 1 cá nhân là “1 răng trong cỗ máy” hay khi 1 người “có 1 vai trò để thực hiện trong xã hội hay trong công việc”: để là 1 người lính, để đóng thuế, để đóng tiền cho nhà thờ, để là 1 công chức

Lý trí công cộng(Public reason) là Lý trí được dùng “khi 1 người đang lý luận như một cái gì đó hợp lý(Và không như rang trong 1 cỗ máy), khi 1 người đang lý luận như 1 thành viên của 1 cộng đồng hợp lý.” Trong những trường hợp này, “Việc sử dụng Lý trí buộc phải tự do và công khai”.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lý_trí http://cogsci.uwaterloo.ca/Articles/Pages/%7FAbduc... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/346240/p... http://www.merriam-webster.com/dictionary/logic?sh... http://www.merriam-webster.com/dictionary/rational http://www.merriam-webster.com/dictionary/reason http://www.merriam-webster.com/dictionary/reasonab... http://www.sciencedaily.com/releases/2002/01/02013... http://socrates.berkeley.edu/~hdreyfus/rtf/Limits_... http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perse... http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perse...